Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Kon Tum: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản

17/04/2024 9:22:19 AM

» UBND tỉnh Kon Tum vừa ra Văn bản số 1233/UBND-NNTN yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.


Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giúp cơ quan chức năng phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản.

 
Thời gian qua, UBND tỉnh Kon Tum ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khai thác khoáng sản. Việc triển khai các văn bản này đã giúp giải quyết những vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý Nhà nước về khoáng sản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở một số địa phương còn chưa hiệu quả, việc khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra chưa ngăn chặn, chấm dứt triệt để; vẫn còn tình trạng một số tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa thực hiện nghiêm túc việc lắp đặt trạm cân, camera giám sát theo quy định, trong khi công tác phối hợp kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng vẫn còn hạn chế, chưa kiểm soát chặt chẽ sản lượng khoáng sản khai thác thực tế… dẫn đến khả năng có nguy cơ thất thoát tài nguyên và thất thu ngân sách Nhà nước.

Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình tập trung thực hiện nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng, phòng ban chức năng và chính quyền cơ sở trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật trên địa bàn; xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, liên tục của địa phương.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản, nhất là các hành vi: Không lắp đặt hoặc đã lắp đặt trạm cân, camera giám sát nhưng không đưa vào vận hành, hoạt động theo quy định; khai báo sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế. Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn quản lý.

UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 tháng 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong việc quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường... trong hoạt động khoáng sản; trong đó chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định đối với các hành vi: Khai thác khoáng sản không có thiết kế mỏ, khai thác ngoài mốc giới, không đúng thiết kế và công nghệ khai thác đã duyệt; khai báo sai sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, không thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tác động xấu đến cảnh quan môi trường, di tích lịch sử - văn hóa…

Tăng cường phối hợp với cơ quan Thuế để kiểm soát chặt chẽ sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của các tổ chức, cá nhân được cấp phép trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

ximang.vn (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Quảng Nam đấu giá khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ()

Khẩn trương có văn bản hướng dẫn, cấp phép khai thác cát biển làm vật liệu san lấp ()

Bắc Kạn: Bổ sung danh mục các khu vực khoáng sản VLXD thông thường không đấu giá ()

Nam Định: Nâng cao quản lý về hoạt động khoáng sản cát ()

Cao Bằng: Tăng cường quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản làm VLXD sau khi cấp phép ()

Bình Thuận: Tháo gỡ các khó khăn về định mức, đơn giá xây dựng, cung ứng vật liệu cho các dự án trọng điểm ()

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc liên quan đến đơn giá khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng ()

Phê duyệt Đề án phát triển VLXD tỉnh Gia Lai thời kỳ 2023 - 2030, định hướng đến năm 2050 ()

Hà Tĩnh phê duyệt kế hoạch đấu giá 3 điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng ()

Thanh Hóa triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về giá vật liệu xây dựng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?