Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Nội địa hóa dây chuyền sản xuất xi măng lò quay: Sẽ nhân rộng tại nhiều dự án lớn

22/11/2010 1:33:31 PM

Mới đây, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu cấp Nhà nước kết quả dự án Khoa học Công nghệ về “nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị chủ yếu cho dây chuyền đồng bộ sản xuất xi măng (XM) lò quay công suất 2.500 tấn clinker/ngày, thay thế nhập ngoại, thực hiện tiến trình nội địa hóa” của TCty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) do KS Phạm Hùng - nguyên TGĐ LILAMA chủ nhiệm.


Day dứt khát vọng “nội địa hóa”

Hiện nay, Việt Nam đứng trong “top” 10 nước sản xuất xi măng (XM) lớn nhất thế giới. Thực tế cho thấy công nghệ XM là ngành có vốn đầu tư rất lớn, vì phải nhập khẩu thiết bị là chính. Tại Việt Nam trung bình một dây chuyền 1 triệu tấn/năm cần khoảng 120 triệu USD.

Theo quy hoạch đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy XM đạt gần 100 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, đến nay các dự án đã và đang triển khai mới đạt tổng công suất khoảng 60 - 65 triệu tấn/năm. Như vậy, để bảo đảm đủ 100 triệu tấn/năm theo lộ trình quy hoạch đến năm 2020, số vốn đầu tư xây dựng cho các DA mới sẽ cần khoảng 4,5 tỷ USD, trong đó chi phí cho tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ và mua sắm thiết bị cơ khí, điện, tự động hóa… chiếm hơn 60% (khoảng 2,7 tỷ USD) tổng vốn đầu tư.

Trong nhiều năm qua, các đơn vị chế tạo trong nước đã rất nỗ lực và đầy tham vọng phát triển ngành chế tạo thiết bị, phụ tùng thay thế cho ngành công nghiệp sản xuất XM. Tuy nhiên qua thực tế chế tạo thiết bị cho các DA XM như: Hoàng Thạch, Hải Phòng, Bỉm Sơn, Hà Tiên, Bút Sơn, Nghi Sơn, Tam Điệp, Hoàng Mai, Thăng Long, Sông Gianh, Hạ Long, Bút Sơn, Phúc Sơn, Chinfon, Lam Thạch… cho thấy: Có dây chuyền mà các nhà cơ khí trong nước đã chế tạo đến 50 - 55% khối lượng và 20 - 25% về giá trị, nhưng mảng nội địa hóa mới chủ yếu xoay quanh chế tạo kết cấu thép, thân máy, giá đỡ, chứ không có các thiết bị công nghệ hoàn chỉnh. Do đó giá trị làm lợi cho cơ khí chế tạo không cao, cũng chưa đáp ứng được nhu cầu về hiệu quả kinh tế cho các chủ đầu tư XM. Điều đó cho thấy ngành XM Việt Nam vẫn lệ thuộc vào thiết kế công nghệ, thiết kế thiết bị của nhà thầu nước ngoài. Còn các nhà cơ khí chế tạo trong nước vẫn đau đáu với bài toán bứt phá khỏi sự lệ thuộc đó, nhưng lực cản dường như quá lớn…


Mở ra triển vọng mới

Trong bối cảnh như vậy, Dự án Khoa học Công nghệ về “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị chủ yếu cho dây chuyền đồng bộ sản xuất xi măng(XM) lò quay công suất 2.500 tấn clinker/ngày, thay thế nhập ngoại, thực hiện tiến trình nội địa hóa” một lần nữa cho thấy khát vọng phải vươn lên làm chủ công nghệ sản xuất XM vẫn “cháy rực” trong nhiệt huyết của những nhà chế tạo thiết bị cơ khí Việt Nam. Thực ra từ lâu rồi, trong Đề án chiến lược phát triển KH&CN xây dựng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã khẳng định, tất cả các khâu từ tư vấn - thiết kế công nghệ - thiết kế chế tạo - lắp đặt thiết bị và vận hành đều đặt mục tiêu: “Đến năm 2020 đáp ứng 80 - 100% phụ tùng thay thế thông thường cho XM lò quay; phấn đấu chế tạo được từ 50 - 60% thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền XM tiên tiến hiện đại”. Tuy nhiên ai cũng hiểu đây là mục tiêu không dễ thực hiện bởi cơ chế chính sách phát triển cơ khí chế tạo còn quá nhiều tồn tại…

Với quan điểm chọn việc khó để làm, đây là những lý do thôi thúc, KS Phạm Hùng và các cộng sự bắt tay triển khai đề tài Khoa học nêu trên. Dự án có 8 đề tài thành phần, bao trùm 8 công đoạn có tính quyết định của dây chuyền sản xuất xi măng. Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm định, Dự án có độ tin cậy cao, sản phẩm của đề tài đã được ứng dụng thành công tại nhà máy xi măng Sông Thao, Bút Sơn, Hạ Long, Lam Thạch, Bình Phước, trong đó tỷ lệ nội địa hóa nhà máy xi măng Sông Thao đạt khoảng 71% về khối lượng và 40% về giá trị. TGĐ Cty XM Sông Thao - đơn vị áp dụng kết quả nghiên cứu của Dự án khoa học cho biết: Sản phẩm XM Sông Thao có chất lượng tốt, dây chuyền chạy ổn định, tiêu hao nhiên liệu thấp, đặc biệt là điện năng (81KW/tấn sản phẩm so với định mức 96KW). Lò nung chạy đạt 115% công suất, năng suất thiết bị đều đạt 100% trở lên.

Sau những thành công bước đầu đáng khích lệ, thì để nhân rộng hơn nữa giấc mơ “nội địa hóa” cơ khí XM thì yếu tố hiệu quả là điều cần được đề cao, chẳng hạn với tỷ lệ nội địa hoá đạt được thì tiết kiệm được bao nhiêu tiền”; đồng thời phải phân tích, đánh giá hiệu quả so với các dự án XM khác như thế nào? Chỉ khi hiệu quả đầu tư được thể hiện thật rõ mới thuyết phục các nhà đầu tư XM sử dụng rộng rãi các sản phẩm nghiên cứu. Theo KS Phạm Hùng: “Riêng đối với dây chuyền công nghệ Trung Quốc thì chắc chắn tiết kiệm được ít nhất từ 10 - 15%, nhưng về tổng thể, vấn đề hiệu quả của nội địa hóa thiết bị trên dây chuyền sản xuất XM phải được tính toán cụ thể cho từng DA chứ không nên đưa ra một con số chung chung ”.

Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh - Chủ tịch Hội đồng NTNN cho biết: Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ đạo để nhân rộng các kết quả của DA KHCN cho các DA XM khác, trước mắt là DA: XM Đô Lương (do Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị giữ cổ đông chi phối), XM Long Thọ (TCty CP Sông Hồng - Tập đoàn CNXD Việt Nam), áp dụng mô hình nghiên cứu đối với Nhiệt điện Long Phú 2…


Nguồn: Báo Xây Dựng

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?