Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển bền vững

Phát triển năng lượng tái tạo

01/03/2011 1:26:10 PM

Trong quá trình đô thị hóa, một trong những thách thức lớn đối với các đô thị ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam là phải ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn năng lượng.

Đây chính là rào cản lớn đối với sự phát triển bền vững của các đô thị. Việc sử dụng năng lượng, đặc biệt là các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu, khí, than đã tạo ra trên 25% lượng phát thải khí CO2 ra môi trường đô thị.

Nhu cầu sử dụng năng lượng ở khu vực đô thị, đặc biệt ở những tòa nhà cao tầng đã tăng rất nhanh ở những đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang… Chỉ tính riêng Hà Nội và TP.HCM đã có hàng trăm dự án các KĐTM và rất nhiều công trình nhà ở, căn hộ cao tầng được xây dựng và hoàn thiện. Nhiều công trình khách sạn cao tầng, cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại tiêu thụ điện năng lớn hơn 2 triệu KWh/năm. Cùng với sự phát triển kinh tế, năng lượng tiêu thụ trong sinh hoạt của người dân đô thị cũng ngày một gia tăng, theo nghiên cứu của các chuyên gia Viện Phát triển vùng và sinh thái Leibniz (Đức) cho thấy hàng năm, TP.HCM tiêu thụ khoảng 1/5 tổng năng lượng cả nước.

Sự phát triển của các đô thị và thiếu hụt năng lượng trong những năm gần đây đã khiến cho Chính phủ phải áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng đến từng bộ, ngành, DN và các hộ gia đình. Tuy nhiên, về lâu dài, cần phải tính đến giải pháp khai thác các nguồn năng lượng tái tạo bởi không những góp phần giảm gánh nặng về năng lượng, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển đô thị ổn định.

Nghiên cứu về năng lượng tái tạo ở các đô thị Việt Nam của các tổ chức trong và ngoài nước đều cho thấy tiềm năng này rất lớn. Sở hữu nguồn năng lượng gió lên tới 500 - 1.400KWh một mét vuông mỗi năm và năng lượng mặt trời tốt nhất khu vực Đông Nam Á với 2.000 - 2.500 giờ nắng mỗi năm, nhưng lâu nay các đô thị chưa khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sạch và bền vững này. Ngay cả nguồn năng lượng địa nhiệt tại một số khu vực đô thị với hơn 200 điểm nước nóng, nước khoáng cũng chưa được tận dụng khai thác. Hầu hết các điểm nước nóng này chỉ phục vụ mục đích khai thác du lịch, chưa có giải pháp khai thác cụ thể để phát triển và tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo này.

Năng lượng tái tạo hiện được sử dụng khá phổ biến ở các khu đô thị trên thế giới, nhiều nhất phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Mỹ và Canada do nhiều chính sách định hướng phát triển năng lượng tái tạo. Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành các quyết định, chính sách định hướng phát triển năng lượng tái tạo (Quyết định số 1855/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025). Tuy nhiên, đó là định hướng chung chung, chưa có kế hoạch cụ thể một cách triệt để.

Trước tình hình nguồn năng lượng truyền thống không tái tạo đang ngày càng cạn kiệt và gây ra những vấn nạn lớn về môi trường cho các đô thị. Những thách thức thiếu năng lượng của các đô thị Việt Nam là rất lớn, trước mắt là giai đoạn 2011 - 2020. Vấn đề đặt ra là lấy gì bù đắp vào sự thiếu hụt năng lượng này?

Hiện tại, có nhiều tổ chức trong nước và quốc tế cũng rất quan tâm về các dự án năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, do có những đặc thù riêng nên phần lớn các công nghệ năng lượng tái tạo vẫn còn có giá khá cao, vận hành và bảo dưỡng tốn kém hơn so với các công trình năng lượng truyền thống nên vẫn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Để có thể phát triển hơn nữa nguồn năng lượng tái tạo, Chính phủ cần sớm có chính sách về giá cho nguồn năng lượng tái tạo nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực này. Ngoài ra, cũng cần có các cơ chế chính sách mạnh hơn về cơ chế đấu thầu và cơ chế vay tín dụng, cơ chế miễn giảm thuế để các nhà đầu tư tham gia tích cực vào thị trường kinh doanh. Bên cạnh đó, các công trình xây dựng tại các tòa nhà cao tầng và thương mại tại các đô thị, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM cần phải có tiêu chí áp dụng nhất định trong năng lượng tái tạo. Chính sách khen thưởng áp dụng cho các công trình xây dựng sử dụng năng lượng tái tạo cần được cụ thể hóa.

PT_Theo KP(baoxaydung)

 

Các tin khác:

Công trình xanh thêm xanh ()

Bảo vệ môi trường luôn đi cùng sản xuất kinh doanh ()

Phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng Việt Nam ()

3 sáng kiến mới “công nghệ xanh” áp dụng trong thiết kế và xây dựng ()

Tổ hợp thép sàn không gian: Giải pháp tiết kiệm toàn diện cho nhà thầu ()

Hiệu suất cao, ít lãng phí ()

Văn phòng từ vật liệu container tái sử dụng ()

Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn tiếp Hội đồng Công trình xanh Việt Nam. ()

Xi măng cần chuyển đổi công nghệ để phát triển bền vững ()

Công ty CP Xi măng Tam Điệp: Công nghệ sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?