Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Thanh Hóa: Tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng sản xuất tại địa phương

16/09/2015 10:25:51 AM

Nhằm tăng cường thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND với chủ trương người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Đây là một trong những giải pháp thiết thực để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa được sản xuất trong tỉnh. Với lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, đây là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc.

Khảo sát một số công trình xây dựng đang thi công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các chủ đầu tư và nhà thầu đều khẳng định, hiện nay, các loại vật liệu xây dựng cơ bản thuộc phần kết cấu thô của công trình như xi măng, gạch, đá, cát... đều được ưu tiên lựa chọn hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh ưu thế về giá cả cạnh tranh do giảm được chi phí vận chuyển, các chủ đầu tư đều khẳng định, các loại vật liệu như Xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Nghi Sơn, vật liệu xây nung và không nung, đá xây dựng đều có chất lượng tốt, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật khi thi công.

Trên công trường thi công dự án khu chung cư cao tầng phường Phú Sơn (TP. Thanh Hóa), ông Nguyễn Phi Hùng, Trưởng ban Quản lý dự án số 2, Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD4, cho biết, đơn vị đang gấp rút thi công tòa nhà để bàn giao cho khách hàng vào cuối năm 2015, ngoài giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt thì việc ưu tiên lựa chọn các loại vật liệu được sản xuất trong tỉnh giúp đơn vị luôn chủ động được nguyên liệu, bảo đảm tiến độ thi công công trình.

Tuy nhiên, các chủ đầu tư cũng phản ánh, họ chưa có nhiều sự lựa chọn cũng như độ tin cậy trong việc sử dụng các loại vật liệu có xuất xứ trong tỉnh để thi công khâu hoàn thiện công trình. Đa số các loại vật liệu hoàn thiện như gạch ốp lát, kính xây dựng..., các chủ thầu đều phải đặt hàng từ TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.


Dây chuyền sản xuất gạch ốp lát công nghệ nano của Công ty CP Đầu tư phát triển Vicenza.

Ông Nguyễn Xuân Khanh, chỉ huy trưởng công trình “Khu nhà liên kế kết hợp văn phòng và căn hộ cao cấp” trên đường Phan Chu Trinh (TP Thanh Hóa), cho biết, vật liệu hoàn thiện, nội thất vốn chiếm một tỷ lệ vốn đầu tư không nhỏ trong các công trình. Với mục tiêu xây dựng một công trình cao cấp nên việc lựa chọn vật liệu hoàn thiện cho công trình được chúng tôi đặc biệt chú trọng. Mặc dù muốn sử dụng sản phẩm của tỉnh với nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng hiện tại các sản phẩm vật liệu hoàn thiện có xuất xứ Thanh Hóa chưa đủ “tiếng tăm” để nhà đầu tư quyết định lựa chọn.

Cùng chung “tâm lý” đó, ông Lê Duy Nam, Trưởng Ban quản lý dự án thi công tòa nhà Dịch vụ Thương mại,Tổng Công ty CP Thành Trung, chia sẻ, hiện nay, công trình đang thi công xây dựng phần thô, để chủ động trong việc lựa chọn vật liệu hoàn thiện, chúng tôi đang tiến hành liên hệ với các đại lý, nhà sản xuất để tham khảo mẫu mã và giá cả sản phẩm. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu để công ty lựa chọn vẫn là chất lượng, thương hiệu của sản phẩm.

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, đến nay, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã. Một số sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đã xây dựng được thương hiệu, có chất lượng tốt, như xi măng, gạch tuynel, đá ốp lát... đáp ứng nhu cầu vật liệu cho các công trình xây dựng trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Tuy nhiên, năng lực sản xuất các loại vật liệu xây dựng hoàn thiện còn hạn chế. Mặc dù có hơn 70 đơn vị sản xuất, chế biến đá ốp lát, tuy nhiên quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa có được thương hiệu nên chưa thể trở thành sự lựa chọn của đông đảo người tiêu dùng.

Trên địa bàn tỉnh cũng mới có 1 đơn vị sản xuất gạch ốp lát là Công ty CP Đầu tư phát triển Vicenza, trong khi chưa có đơn vị nào sản xuất thiết bị sứ vệ sinh, kính xây dựng, tấm lợp... Để nâng cao năng lực sản xuất, hướng tới chiến lược chinh phục thị trường ở phân khúc công trình cao cấp, tháng 12/2014, Công ty CP Đầu tư phát triển Vicenza đã tiến hành đầu tư dự án nhà máy gạch ốp lát in kỹ thuật số mài bóng công nghệ nano với công suất thiết kế giai đoạn 1 là 3 triệu m2/năm, tổng mức đầu tư 510 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư về thiết bị là 198 tỷ đồng, nâng tổng công suất 3 nhà máy của công ty lên 6,5 triệu m2/năm. Hiện nay, dây chuyền đã đi vào hoạt động.

Ông Đỗ Đức Thắng, Giám đốc Công ty, cho biết: Đây là công nghệ sản xuất gạch men tiên tiến nhất được đầu tư ở Việt Nam, với các thiết bị cốt lõi của dây chuyền được nhập khẩu từ Italia. Đặc biệt là hệ thống mài bóng dùng công nghệ nano cho phép phủ bóng, tạo độ sáng và làm nhám bề mặt để chống trơn, khử vi khuẩn. Sản phẩm này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thi công phần hoàn thiện cho các công trình xây dựng cao cấp. Tuy nhiên, để thực sự chiếm lĩnh thị trường nội tỉnh, Doanh nghiệp cần đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền, quảng bá về công nghệ sản xuất, cũng như những ưu điểm vượt trội của sản phẩm để người tiêu dùng tiếp cận.

Làm việc với Sở Xây dựng về vấn đề định hướng ưu tiên sử dụng hàng hóa có xuất xứ nội tỉnh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đại diện phòng quản lý vật liệu xây dựng, cho biết, hàng năm, Sở Xây dựng tổ chức thanh, kiểm tra chất lượng công trình, kết hợp tuyên truyền việc sử dụng vật liệu có xuất xứ ở Thanh Hóa. Tuy nhiên, việc kiểm tra, đôn đốc chỉ được thực hiện với các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Với các công trình do chủ đầu tư là các doanh nghiệp và dân cư, việc lựa chọn sản phẩm hàng hóa phụ thuộc nhiều sự cạnh tranh về giá cả, chiến dịch tiếp cận thị trường, chính sách với đại lý phân phối... Do đó, bên cạnh việc tích cực đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng trong tỉnh cần chú trọng hơn tới vấn đề xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm để cung cấp thông tin về sự tin cậy của sản phẩm đến khách hàng.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

8 tháng: Nhập khẩu thép các loại tăng 43,5% ()

Tiêu thụ vật liệu xây dựng tăng mạnh trên địa bàn TP.HCM ()

Giá VLXD tăng, doanh nghiệp kinh doanh VLXD ế ẩm ()

Thép nội mất dần thị phần trước thép Trung Quốc ()

Thị trường VLXD trầm lắng trong tháng ngâu ()

Thanh Hóa: Tiêu thụ gạch không nung đạt 86,6 triệu viên ()

Tiêu thụ xi măng, sắt thép khởi sắc ()

Tháng 7: Thép xây dựng vượt ngưỡng sản xuất hơn 600.000 tấn ()

Bình Dương: Thị trường vật liệu xây dựng khởi sắc trở lại ()

TP.HCM phấn đấu trở thành trung tâm vật liệu xây dựng phía Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?