Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Khan hiếm cát xây dựng tại ĐBSCL: Cần sớm có giải pháp

29/12/2012 3:16:25 AM

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, cả nước đến năm 2015 nhu cầu sử dụng cát xây dựng là 131 - 140 triệu m3/năm, năm 2020 khoảng 200 triệu m3/năm. Với nhu cầu sử dụng cát như vậy đến nay nguồn tài nguyên cát dần cạn kiệt chủ yếu còn lại cát mịn có mô đun độ lớn (Mn) từ 0.7 - 2.0. Với tốc độ xây dựng như hiện nay nguồn tài nguyên cát bị khai thác một cách cạn kiệt, đã đến mức báo động thiếu cát cho xây dựng một cách trầm trọng. Hiện tượng khai thác tài nguyên cát quá mức dẫn đến sói mòn và sạt lở sông ngòi, làm mất cân bằng sinh thái.




Vùng ĐBSCL có một hệ thống sông ngòi dày đặc cho ta một lượng tài nguyên cát rất dồi dào, cát sông ĐBSCL là nguồn cát nước ngọt không bị nhiễm mặn. Nguồn tài nguyên này bấy lâu nay bị lãng quên người ta chủ yếu dùng để san lấp, bởi cát Vùng ĐBSCL hiện tại chủ yếu là cát mịn có mô đun độ lớn chủ yếu là 1.2 - 1.4. Bên cạnh đó cát mịn còn chứa một hàm lượng bụi bùn sét và tạp chất hữu cơ vượt qúa mức cho phép sử dụng theo các tiêu chuẩn hiện hành. Cát hạt mịn lẫn nhiều tạp chất có hại này khi đưa vào sử dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình như: Tốn xi măng, giảm mô đun đàn hồi, giảm cường độ bê tông, có hiện tượng co ngót bê tông gây nứt kết cấu công trình, độ đặc chắc của bê tông và khả năng chống thấm giảm… sẽ ảnh hưởng tới độ bền cũng như tuổi thọ công trình. Bên cạnh các nguồn cát đạt chất lượng đã bị khai thác kiệt quệ, thì nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia cũng đã bị cấm. Nguồn cát ĐBSCL trước đây đa số được TP.HCM, các tỉnh miền Đông Nam bộ và ĐBSCL sử dụng cho sản xuất bê tông và vữa xây dựng tại sông Đồng Nai có nguồn cát hạt thô cũng đã được khai thác cạn kiệt dần nên trong thời gian qua và tương lai rất khó để có nguồn cát đạt tiêu chuẩn chất lượng thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật về cốt liệu cát trong xây dựng.

Công trình Nhà nước và công trình lớn dân dụng thì được kiểm tra cát tại công trình theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ nên chất lượng công trình bị ảnh hưởng ít về cát, tuy nhiên tình trạng cát hiện nay như vậy rất khó cho đơn vị thi công trong việc tìm nguồn cát xây dựng đảm bảo về mô đun cũng như chất lượng. Riêng người dân thì cả đời người mới xây dựng được một căn nhà nên không am hiểu về VLXD, đặc biệt là cát bê tông và vữa xây tô thị trường cung cấp cát gì thì người dân sử dụng cát đó, những người xung quanh đã sử dụng cát gì thì sử dụng theo cát đó, rất ít người am hiểu để tìm nguồn cát xây dựng đúng chất lượng. Hầu hết các cửa hàng cung cấp cát xây dựng đều không có nghiên cứu và am hiểu sâu về tầm quan trọng của vật liệu cốt liệu cát trong xây dựng, đặc biệt là cát bê tông và vữa xây tô nên người dân ĐBSCL đang sử dụng cát hạt mịn mô đun 1.2 chưa qua xử lý sạch là chủ yếu thậm chí cửa hàng hám lợi nên đã pha lẫn với cát san nền loại tốt để cung cấp. Tại TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ còn một tâm lý thói quen phải sử dụng cát hạt to mô đun trên 2.0 nên các cửa hàng sử dụng cát đồi, cát sông Bà Rịa Vũng Tàu, một phần ít của cát sông Đồng Nai khai thác lậu và cát ĐBSCL chưa qua phân loại xử lý các tạp chất có hạt. Thực trạng những công trình Nhà nước, công trình lớn có giám sát, các trạm bê tông am hiểu về chất lượng thì nhà cung cấp cát đảm bảo tương đối theo yêu cầu; tuy nhiên nhà dân không am hiểu nên đa số được cung cấp bởi cát pha trộn hoặc cát to nhưng hàm lượng các tạp chất có hại rất lớn không đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Vậy thiết nghĩ đã đến lúc phải có những quy định của nhà nước coi cát là một loại hàng hóa rất quan trọng, khi đó phải có kiểm tra chất lượng đánh giá hợp quy, hợp chuẩn tại các cơ sở khai thác và kinh doanh cát xây dựng. Nhà cung cấp phải công bố chất lượng của mình như một loại hàng hóa nằm trong danh mục kiểm soát chất lượng hàng hóa của Bộ Công Thương để người dân sử dụng không bị nhầm lẫn và thiệt thòi do chưa hiểu biết.



Tại TP Cần Thơ, từ năm 2007 đã áp dụng hệ thống thiết bị xử lý sàng rửa, phân loại cát sạch với tỷ lệ bụi tạp chất không quá 0,8% và đã cải tiến thiết bị cho kết quả bụi tạp chất không quá 0,4%, đến nay hơn 80% người sử dụng tín nhiệm. Hệ thống thiết bị này do Cty TNHH Xây dựng Thương mại vận tải Phan Thành nghiên cứu và áp dụng đã đoạt giải Nhất Hội Thi sáng tạo kỹ thuật TP Cần Thơ lần VI, giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuât toàn quốc (VIFOTEC) lần thứ XI năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Bằng khen, Giải WIPO dành cho giải pháp xuất sắc nhất năm 2011 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới trao tặng, được TLĐLĐVN trao Bằng Lao động Sáng tạo; thiết bị đã đăng ký được chấp nhận đơn sáng kiến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Hệ thống thiết bị sàng rửa, phân loại cát sạch đảm bảo xử lý tối ưu cho nhu cầu chất lượng cát mịn ĐBSCL phục vụ cho sản xuất bê tông và vữa xây tô, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu cát mịn đạt tiêu chuẩn để sản xuất gạch không nung theo Nghị định của Chính phủ; đồng thời rửa sạch và phân loại cát cho những nguồn cát đồi núi, cát sông, cát suối với công suất mỗi thiết bị là 1.500 m3/ngày tùy theo nhu cầu thị trường có thể thiết kế lắp đặt đáp ứng tối đa với điều kiện có nguồn nước ngọt. Với nhu cầu rất lớn trong thời gian tới cần sớm phải xử lý loại bỏ các tạp chất có hại để sử dụng nguồn tài nguyên cát mịn ĐBSCL hữu hiệu thì bản thân Cty Phan Thành không đủ tiềm lực tài chính, do phải đầu tư quy mô lớn tại đầu nguồn mỏ để loại bỏ các tạp chất có hại trước khi cung cấp ra thị trường nên cần được các nhà đầu tư tham gia hợp tác đầu tư vừa cung ứng đủ nhu cầu về sản lượng vừa đầu tư chiều sâu về kỹ thuật trong tương lai.

Ngoài ra để ban hành các hướng dẫn kỹ thuật sử dụng nguồn cát mịn của ĐBSCL, năm 2012 Bộ Xây dựng đã giao cho Viện VLXD thực hiện đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu sử dụng cát mịn ĐBSCL để sản xuất bê tông và vữa”. Đề tài thực hiện sẽ đưa ra các chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể, các biện pháp xử lý để sử dụng cát mịn vùng ĐBSCL cho chế tạo bê tông và vữa một cách hiệu quả mà vẫn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của công trình.

Với những hiện trạng nguồn cát mịn ĐBSCL khan hiếm, đề tài nghiên cứu cát mịn ĐBSCL đang triển khai xúc tiến, thiết bị trong nước đủ điều kiện để thực hiện đề án nghiên cứu là điều kiện đủ để có thể sử dụng có hiệu quả nguồn cát mịn ĐBSCL đảm bảo chất lượng cho sản xuất bê tông, vữa xây tô và sản xuất gạch không nung hiện tại và tương lai của khu vực ĐBSCL.

Theo Báo Xây Dựng Online

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?