Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Điện Biên: Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ gạch không nung

31/07/2015 3:50:07 PM

Thực hiện Quyết định số 567/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 và Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, Điện Biên đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn tỉnh.

Theo đó có mục tiêu đến năm 2015, sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 65% và khoảng 81%  vào năm 2020. Theo kế hoạch, tất cả các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng vật liệu không nung theo lộ trình tại khu vực thành phố Điện Biên Phủ phải sử dụng 64% vật liệu không nung kể từ ngày 01/01/2014.


Gạch không nung chủ yếu được sử dụng tại các công trình xây dựng nhà ở tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Tại các huyện, thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh phải sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung trong các công trình sử dụng vốn ngân sách từ ngày 1/1/2014, sau ngày 31/12/2015 phải sử dụng từ 50% trở lên...

Tuy nhiên, theo báo cáo từ Phòng Kinh tế xây dựng tổng hợp (Sở Xây dựng), thời gian qua việc sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách rất hạn chế. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Điện Biên mới có 3 cơ sở sản xuất gạch không nung đăng ký quy cách, chất lượng, giá bán sản phẩm với các cơ quan quản lý Nhà nước với tổng sản lượng từ 25 - 30 triệu viên/năm.

Đó là: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hưng Long, trụ sở và dây chuyền sản xuất đặt tại bản Na Thìn, xã Pom Lót, huyện Điện Biên; Công ty TNHH Hoàng Ánh, trụ sở và dây chuyền sản xuất đặt tại địa bàn huyện Tủa Chùa và Công ty TNHH Thiên Ngọc, trụ sở và địa điểm sản xuất tại xã Thanh Xương, huyện Điện Biên. Điều đáng nói là, mặc dù tỉnh đã có chủ trương sử dụng gạch không nung trong các dự án xây dựng bằng vốn ngân sách, nhưng đến nay trên địa bàn tỉnh mới có một dự án thực hiện chủ trương này, đó là Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Ảng.

Theo ông Lê Đức Tỉnh, Trưởng phòng Kinh tế xây dựng tổng hợp (Sở Xây dựng), nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sản xuất gạch không nung trên địa bàn tỉnh Điện Biên phát triển chậm là việc quy hoạch khai thác khoáng sản chưa gắn liền với quy hoạch sản xuất gạch không nung. Một số nhà đầu tư không thể tìm được địa điểm sản xuất phù hợp, đảm bảo tính quy mô, tiện lợi mà không xâm phạm đến đất đảm bảo quốc phòng, an ninh; đất di tích lịch sử; đất bảo vệ công trình hạ tầng; đất sản xuất nông nghiệp; đất rừng... và đặc biệt là phải xa khu dân cư.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng chưa ban hành được cơ chế đặc thù về thủ tục hành chính, ưu đãi vốn vay và hỗ trợ hạ tầng cơ sở; ưu đãi trong cấp phép mỏ khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất... để khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật liệu không nung.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động các đơn vị được giao làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư và nhân dân trên địa bàn sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Bằng nhiều lý do viện dẫn khác nhau: gạch nặng; kích thước phi truyền thống; chất lượng không yên tâm... mà các chủ đầu tư, nhà thầu liên tiếp lảng tránh việc đưa gạch không nung vào sử dụng tại các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách. Thực trạng này có một phần lỗi không nhỏ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, mà chủ yếu là thiếu kiên quyết trong việc thực hiện chủ trương phát triển sản xuất và sử dụng gạch không nung của Chính phủ.

Một nguyên nhân khác dẫn đến những hạn chế trong sử dụng gạch không nung trên địa bàn tỉnh là do chương trình phát triển gạch không nung ra đời vào thời kỳ kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản đóng băng kéo theo thị trường vật liệu xây dựng bị thu hẹp.

Để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ gạch không nung trên địa bàn, thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng, đặc biệt là Sở Xây dựng ban hành hàng loạt văn bản: Hướng dẫn 969/HD-SXD ngày 13/11/2014 về việc hướng dẫn sử dụng gạch không nung, cát nghiền từ đá đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Công văn 571/SXD-KTXDTH ngày 16/6/2015 về việc đề nghị sử dụng gạch không nung xi măng cốt liệu vào xây dựng các công trình sử dụng vốn Nhà nước... gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng khuyến khích các chủ đầu tư sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Phong, thời gian qua, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư sản xuất gạch không nung: Doanh nghiệp Tư nhân số 12; Công ty TNHH Song Hùng; Doanh nghiệp Tư nhân Trường Trung; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Quản lý giao thông... hoàn thiện thủ tục hành chính; giải phóng mặt bằng sản xuất; đăng ký quy cách, chất lượng và giá bán sản phẩm... để sớm đi vào ổn định sản xuất.

Tin vui cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất gạch không nung là các công trình, dự án xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư tại những địa phương đã có gạch không nung được đăng ký quy cách, chất lượng, giá bán sẽ được ưu tiên phê duyệt. Bên cạnh đó, ngành chức năng, nhà sản xuất cần tích cực tuyên truyền, giới thiệu nâng cao nhận thức cho các chủ đầu tư, nhà thầu và người dân về loại vật liệu này. Bởi hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ chủ đầu tư, nhân dân vẫn có tâm lý dùng gạch truyền thống cho... “lành”. Để thay đổi nếp nghĩ đó, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành chuyên môn, tạo tâm thế xã hội tích cực để từng bước thay đổi.

Bích Ngọc (TH)

 

Các tin khác:

Quảng Nam: Tăng cường sử dụng VLXKN và giảm dần sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung ()

Hà Tĩnh cần phải có hướng đi mới trong sản xuất vật liệu xây không nung ()

Lâm Đồng: Đẩy mạnh phát triển sản xuất gạch không nung ()

Kon Tum: Triển khai kế hoạch phát triển vật liệu không nung ()

Hà Tĩnh: Thách thức phát triển vật liệu không nung ()

Quảng Ninh: Tiêu thụ gạch không nung gặp nhiều hạn chế ()

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng ()

Thanh Hóa đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ gạch không nung ()

Thị trường tiêu thụ vật liệu xây không nung tại Bình Phước gặp rất nhiều khó khăn ()

Quảng Ninh: Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế gạch đất sét nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?