Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tiết kiệm năng lượng

Tăng nguồn cung cho vật liệu tiết kiệm năng lượng

19/11/2014 5:27:58 PM

Vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản trình Chính phủ phê duyệt dự án “Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng” của Tổng Công ty Viglacera - CTCP . Hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều loại vật liệu tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là kính tiết kiệm năng lượng, do đó, việc xây dựng một dự án cung cấp vật liệu tiết kiệm năng lượng cho ngành xây dựng là việc làm cần thiết hiện nay.

Theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các công trình xây dựng có diện tích mặt sàn lớn hơn hoặc bằng 2500 m2 được yêu cầu phải sử dụng các loại kính tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng sẽ tăng trưởng nhanh đến năm 2020 và duy trì tăng trưởng ổn định những năm sau đó.

Dự án “Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng” được phê duyệt với mục tiêu sẽ làm chủ công nghệ trình độ tiên tiến nhất thế giới được ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ vật liệu nano, góp phần thực hiện mục tiêu về phát triển công nghiệp công nghệ cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và nâng cao tiềm lực, trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu trong nước.



Áp dụng dây chuyền thiết bị và công nghệ nhập khẩu từ Châu Âu, hiện đang được sử dụng tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Vương quốc Anh, Pháp... dự kiến dự án sẽ sản xuất ra các dòng sản phẩm chiến lược như kính Solar control (kính được phủ lớp kim loại không chứa bạc bao gồm ba loại sản phẩm blue, green và neutral) và kính Low-E (kính được phủ lớp kim loại có chứa bạc) cho cả hai dòng sản phẩm kính hộp và kính đơn.

Các sản phẩm chiến lược của dự án được lựa chọn trên cơ sở giá thành sản phẩm, đặc điểm thời tiết và khí hậu của Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ của thị trường, điều kiện bảo quản, vận chuyển các sản phẩm này. Chất lượng sản phẩm của dự án được quản lý và thử nghiệm đạt các tiêu chuẩn quốc tế và sẽ được đưa ra thị trường thông qua hệ thống kênh phân phối hiện có của chủ đầu tư.

Dự án “Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng” được chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 của dự án sẽ tập trung đầu tư dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng với công suất 2,3 triệu m2/năm trong khu sản xuất hiện có của Công ty kính nổi Viglacera - Chi nhánh Tổng Công ty Viglacera tại Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương. Giai đoạn 2 của dự án sẽ tập trung đầu tư dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng công suất 2,3 – 2,7 triệu m2/năm trong khu sản xuất của Công ty CP Kính Viglacera Đáp Cầu tại Đáp Cầu, Bắc Ninh. Tổng mức đầu tư của dự án là trên 524 nghìn tỷ đồng, sẽ hoàn vốn sau khoảng 5 năm dự án đi vào hoạt động.

Theo Bộ Công Thương, dự án “Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng” của Tổng Công ty Viglacera - CTCP là dự án đa mục tiêu vừa thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vừa thực hiện Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020.

Chủ đầu tư dự án đã kiến nghị một số nội dung với Chính phủ như cho phép Dự án được vay tín dụng đầu tư phát triển 85% tổng mức đầu tư dự án cho giai đoạn I (tương đương 407.131 triệu đồng) từ Ngân hàng phát triển Việt Nam với lãi suất ưu đãi theo quy định và hỗ trợ toàn bộ lãi suất vay trong thời hạn 5 năm.

Bên cạnh đó, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hoạt động làm chủ, thích nghi và chuyển giao công nghệ và trang thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị đo kiểm theo Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, các trang thiết bị thuộc dây chuyền công nghệ của dự án được miễn thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành. Đồng thời, đối với doanh thu từ dự án, chủ đầu tư được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 20 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã có hiệu lực từ đầu năm 2011 với khung pháp lý quy định rõ ràng về các điều kiện cũng như các yêu cầu cần thực hiện để đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng đã đề ra. Do đó, dự án “Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng” được kỳ vọng sẽ giúp cung cấp nguồn cung lớn cho các công trình của nước ta, góp phần đưa mục tiêu tiết kiệm năng lượng trở thành hiện thực.

Quỳnh Trang (TH/ TKNL)

 

Các tin khác:

Hà Lan: Lát đường bằng các tấm pin năng lượng mặt trời ()

Xu hướng xây nhà tiết kiệm năng lượng ()

Tiết kiệm năng lượng nhờ vật liệu xây dựng ()

Ngành thép tích cực tiết kiệm năng lượng trong sản xuất ()

Sản xuất vật liệu xây dựng hướng tới phát triển bền vững ()

Ngôi nhà di động từ bề nước tái chế ()

Viglacerahợp tác với Fraunhofer ISE đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng ()

Thiết bị thông minh cho ngôi nhà tiết kiệm năng lượng ()

Các công trình kiến trúc tiết kiệm năng lượng ()

Sơn thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?